Pages

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Nhà hoạt động Vi Đức Hồi ra tù trước hạn


Ông Vi Đức Hồi, cựu Giám đốc trường Đảng, bị kết tội 'tuyên truyền chống Nhà nước'.
Nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi, người bị tuyên án 5 năm tù giam hồi năm 2011 vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN', vừa được trả tự do trước thời hạn.

Tuy nhiên, ông vẫn sẽ bị quản chế tại gia trong ba năm.
Trả lời BBC ngày 12/4, ông Hồi cho biết cán bộ trại giam đã đọc quyết định trả tự do cho ông vào lúc tám giờ sáng cùng ngày và đến khoảng sau 11 giờ đêm thứ Sáu thì ông về đến nhà.
Cán bộ trại giam không giải thích lý do ông được phóng thích, ngoài việc nói miệng rằng "đây là nhờ chính sách nhân đạo và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước", ông cho biết.
"Tôi trả lời họ rằng tôi không đến nỗi ngây ngô đâu, tốt nhất các anh đừng giải thích theo hướng đấy."
"Sức ép quốc tế đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tôi ra trước thời hạn."
Trả lời câu hỏi của BBC về cảm nghĩ sau khi nghe quyết định trả tự do, ông Hồi nói:
"Tôi trả lời họ rằng tôi không đến nỗi ngây ngô đâu, tốt nhất các anh đừng giải thích theo hướng đấy. Sức ép quốc tế đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tôi ra trước thời hạn"
"Tôi cảm thấy bình thường. Tôi nói với họ rằng đây là để phục vụ công tác đối ngoại của các anh thôi, tôi không thấy rung động hay có cảm xúc gì."
"Chiều hôm mùng ba họ đã làm việc với tôi và nói "ở trên điện xuống, yêu cầu anh làm một số thủ tục để Chủ tịch Nước xem xét tha bổng cho anh"."
"Họ đưa ra một số điều kiện với tôi, bao gồm cam kết không được hoạt động dân chủ và không được viết bài nữa."
"Tôi bác bỏ tất cả những điều đó."
"Tôi chả có gì phải suy nghĩ cả, cần thiết thì tôi ngồi tù tiếp, khi nào mãn hạn tôi về."
"Đến sáng mùng bốn, họ lại mời tôi lên và nói tôi chỉ cần làm thủ tục thôi, không đưa ra điều kiện gì nữa".
Ông Hồi cho biết ông sẽ tiếp tục theo đuổi "mục tiêu, lý tưởng mà mình đã chọn" vì ông cảm thấy "việc làm của mình là chân lý, phù hợp với xu thế của thời đại" và "không có lý do gì để dừng lại."

'Cựu Giám đốc Trường Đảng'


Nghe Bài Này
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Từ năm 2006, ông Hồi bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích Đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật sau khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".
Ngày 27/10/2010, ông bị bắt tại tư gia và đến 26/01/2011, Tòa sơ thẩm ở tỉnh Lạng Sơn tuyên án ông tám năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
"Một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International tiếp tục nhắc nhở cộng đồng quốc tế không nên quên Việt Nam vẫn còn ít nhất trên 200 tù nhân chính trị và lương tâm còn đang bị giam giữ trong các nhà tù, trại giam dưới mọi hình thức, qua xét xử hoặc không, và còn ít nhất hàng chục người khác bị quản chế chặt chẽ tại gia"
Tòa phúc thẩm sau đó giảm án cho ông còn 5 năm tù giam và ba năm quản chế.
Tổ chức Human Rights Watch nói ông đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ Đảng vì không chịu lên án chồng.
Gần đây, giới quan sát nhận thấy nhà cầm quyền Việt Nam có động thái trao trả tự do cho một số tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, trong đó có các trường hợp Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ.
Trong số này, ông Định đã chết vì 'ung thư dạ dày' giai đoạn cuối chỉ 3 tháng rưỡi sau khi ra tù, ông Cầu phải vào bệnh viện điều dưỡng ngay sau khi được trả về nhà và Tiến sỹ Hà Vũ được cho là bị 'trục xuất' dưới danh nghĩa ra nước ngoài 'chữa bệnh'.
Một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International tiếp tục nhắc nhở cộng đồng quốc tế không nên quên Việt Nam vẫn còn ít nhất trên 200 tù nhân chính trị và lương tâm còn đang bị giam giữ trong các nhà tù, trại giam dưới mọi hình thức, qua xét xử hoặc không, và còn ít nhất hàng chục người khác bị quản chế chặt chẽ tại gia.

Không có nhận xét nào: