Pages

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Các thành phần trong một đảng chính trị














Nguyễn Trung Lĩnh (Danlambao)
 - Một đảng chính trị hay một Lực lượng chính trị có thể nói là có 3 thành phần cơ bản:

1- Thành phần bộ khung: Đây là những cán bộ, những nhân vật trụ cột để giữ cho tổ chức tồn tại và phát triển lâu dài, những người tin tưởng và trung thành với tổ chức, không đòi hỏi phải tài giỏi hay gì ghê lắm. Số lượng có thể chiếm 10-7-5% các thành viên của tổ chức. Các thành viên này được tổ chức giao những việc cụ thể và có thể nhận lương hay tài trợ đều đặn của tổ chức. 

Để Phe Đối Lập với ĐCSVN chúng ta hình thành và phát triển thì các anh chị em bất đồng chính kiến trong nước hãy làm những thành viên trụ cột trước tiên cho một đảng hay tổ chức nào đó là tốt nhất. 

2- Thành phần quần chúng: Đây là thành phần chiếm đa số, có thể 80-90% số thành viên. Họ là những cá nhân mới tham gia, vào để nghe ngóng, học hỏi, tìm hiểu những gì có ích cho bản thân hoặc muốn đóng góp chút ít cho đường hướng chung của đảng hay tổ chức, đất nước. Họ sẽ tham gia những hoạt động của tổ chức khi cần thiết.

3- Thành phần lãnh đạo hay ứng cử viên của tổ chức: Thành phần này rất ít, chiếm khoảng 1-0,1% số lượng các thành viên. Ở một số nước lãnh đạo một đảng (Chủ tịch hay TBT đảng) chưa chắc đến kỳ bầu cử đã là ứng cử viên của đảng, mà là một nhân vật nào đó vừa phải được bầu ra làm ứng cử viên. Ứng cử viên thường phải là người tài giỏi về chính trị và rất trong sạch, chịu được sự xoi mói bới móc của dư luận. Tầm ứng cử càng cao thì đòi hỏi càng tinh vi, hoàn thiện. Ứng cử viên rất hay được chuẩn bị từ trước, mông má từ lâu, nhắm trước, tuổi tác không quá quan trọng. Có thể ứng cử viên chỉ làm cò mồi, quân xanh, quân đỏ, còn ứng cử viên thật sự thì sẽ xuất hiện khi nào đó. Đây có thể nói là các chính trị gia thật sự, vì họ đại diện cho tổ chức và cho nhân dân nên đòi hỏi phải tài giỏi và trong sạch thật sự. Những người này rất ít người tham gia đảng phái, tổ chức chính trị có thể trở thành nên đa số đừng mơ, rất khó.

Một tổ chức chính trị thật sự dân chủ phải chiêu mộ được nhiều nhân tài chính trị thì mới có thể phát triển và tồn tại, chiến thắng các đảng phái và tổ chức khác trong những đợt tranh cử ở các khu vực khác nhau. Không nhất thiết người vào sớm sẽ là những nhân vật quan trọng của tổ chức, người mới tham gia tổ chức thì không được ra ứng cử. Quan trọng là cơ chế tiến cử những người giỏi đúng đắn thì sẽ thu phục được nhiều người tài tham gia tổ chức.

Tôi xin đóng góp một số ý kiến để mọi người tham khảo phục vụ quá trình dân chủ hóa và xây dựng nền chính trị thật sự dân chủ ở nước ta. Xin cảm ơn mọi người đã đọc!

Hà Nội, ngày 23.7.2014. 

Đc: 506-A2, ngõ 29 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Skype: nguyentrunglinh45.
Đt: 0912370646

Nguyễn Trung Lĩnh

Không có nhận xét nào: