Pages

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Dịch sốt xuất huyết Ebola: Đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát!

Một loạt các nước châu Âu và châu Á đang cảnh giác cao độ vì cho rằng, dịch Ebola ở Tây Phi có thể tràn sang những châu lục khác.

Tâm lý lo ngại này càng dấy lên sau khi một tổ chức tình nguyện lên tiếng cảnh báo “dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát”.



Bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Sierra Leone, đã chết do nhiễm vi rút này hôm thứ ba tuần trước. Ông qua đời chưa đến một tuần sau khi có chẩn đoán nhiễm căn bệnh này. Bác sĩ Sheik Umar Khan đã đảm nhiệm việc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân.


Cái chết của ông xảy ra sau khi hàng chục nhân viên y tế địa phương đã chết vì căn bệnh này, và hai nhân viên y tế người Mỹ ở nước láng giềng Liberia cũng bị nhiễm bệnh.


Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/7, số ca nhiễm Ebola đã lên tới mức kỷ lục trong vụ dịch kéo dài nhiều tháng, ở mức 1.093 trường hợp, bao gồm hơn 660 người chết. Guinea, Liberia và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ dịch lần này.


Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 25/7.

Dưới đây là những điều cần biết về Ebola, một trong nhiều vi rút gây sốt xuất huyết.


1. Tổ chức y tế thế giới gọi đây là “một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến”.

2. Bệnh có thể gây tử vong đến 90% số người nhiễm.


Cho đến nay đã xác định được năm “loài” Ebola, được đặt tên là Bundibugyo, Sudan, Zaire, Tai Forest và Reston. 3 loài đầu tiên đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tới 90%.Zaire là một trong những tâm điểm của đại dịch lần này. Loài Reston cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc và Philippines, nhưng chưa có trường hợp tử vong liên quan nào được báo cáo ở những nước này cho đến nay.


3. Vi rút xuất hiện lần đầu tiên năm 1976 ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo.


Vi rút được lấy tên từ sông Ebola, nằm gần ngôi làng ở Yambuku nơi dịch xảy ra.
4. Cả người và động vật đều có thể nhiễm Ebola


Vi rút lây qua tiếp xúc gần với máu, dịch tiết hoặc các dịch cơ thể khác. Dơi ăn hoa quả được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola.

5. Vi rút lây lan nhanh chóng từ người sang người, khi gia đình và bạn bè chăm sóc cho người bệnh


Những người có nguy cơ mắc phải Ebola là những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đó có thể là: Người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người dự tang lễ bệnh nhân và có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người nhiễm bệnh, người đi săn tiếp xúc với xác động vật chết do nhiễm Ebola và các cán bộ y tế chăm sóc người bệnh Ebola.


6. Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc 2 – 21 ngày.


Các triệu chứng sớm như phát ban và đỏ mắt rất phổ biến, khiến khó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Triệu chứng của Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhược, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ ói mửa, tiêu chảy và phát ban, suy giảm chức năng của thận và gan. Ebola cũng có thể gây ra chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng, làm sưng mắt và bộ phận sinh dục. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8 – 10 ngày sau khi tiếp xúc.



7. Vi rút lan ra trong máu và làm tê liệt hệ miễn dịch.

Ebola thường đặc trưng bởi sốt đột ngột,cực kỳ yếu mệt, đau cơ, đau đầu và đau họng.Tiếp theo đó là nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan, và một số trường hợp bị chảy máu cả bên ngoài và bên trong, như chảy máu cam hoặc tiểu ra máu.


8. Hiện chưa có vắc-xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho cả người và động vật.


Đúng vậy, tính đến thời điểm này, chúng ta không có một phương thuốc và vaccine nào có thể chích ngừa Ebola. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên hy vọng bởi theo một vài báo cáo của WHO thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm, một trong những loại vaccine đó có hiệu quả khá hứa hẹn trên khỉ, và mong liều vắc-xin này sớm có trong tương lai gần.


Theo WHO, Asiaone

Không có nhận xét nào: