Pages

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

ĐÔI LỜI VỀ MẬT ƯỚC BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ – Nguyễn Nhơn

1Trích: “ Mấy hôm nay lề dân sôi sục lên với những bài tin về nội dung thỏa thuận được cho là bán nước Việt cho Tàu ở Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990, mà Tân Hoa xã, Hoàn Cầu Thời báo, Wikileaks… vừa đưa ra, vì có câu: “Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…” ( Phan Châu Thành – Ai là tác giả đích thực của đề nghị bán nước của CSVN ở Thành Đô 1990? )
Câu chuyện nầy đã loan truyền trên net từ ba năm nay. Càng ngày dư luận càng chú ý bởi vì kiểm điểm lại những sự kiện diễn tiến từ 1990 đến nay, có nhiều điều biểu hiện mật ước Thành Đô là có thật.

Bởi vì câu kế tiếp đoạn văn dẫn trên là như vầy:
“ Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

Để “ giải quyết các bước tiến hành cần thiết” cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc tàu khựa, bọn trùm sò Ba Đình đã cúc cung thực hiện các việc trọng yếu kể sau:
-Năm 1999, ký hiệp ước biên giới, dâng cho tàu cộng một giải đất 900Km2 bằng diện tích của tỉnh Thái Bình + ½ thác Bản Giốc + trọn ải Nam Quan lịch sử.
-Năm 2000, ký hiệp ước vịnh Bắc Bộ, nhượng cho chệt 1/3 vịnh Bắc việt và bãi Tục Lãm.
-Năm 2013, ký 10 văn kiện hợp tác toàn diện, giao quyền điều hành trọn bộ nhà nước việt cộng cho Bắc Kinh.
-Năm 2014, ký thỏa ước “ Kế hoạch Hai hành lang – Một vành đai, giao quyền khai thác kinh tế 6 tỉnh biên giới và Điện Biên cho chệt khai thác, kể cả lập hai hành lang chiến lược Lào Kay – Hà Nội – Hải Phòng và Móng Cáy – Hà Nội.
Kể trên là các hiệp ước đẳng cấp quốc gia.
Sau đây là các khế ước bán lẽ từng vùng đất chiến lược quan yếu:
1/ Khế ước khai quặng mỏ bauxite, nhượng cho hàng vạn “ đặc công “ chệt kể cả tù cải tạo vong mạng trấn giữ nóc nhà Tây nguyên, khống chế toàn cỏi Đông Dương.
2/ Khế ước khai thác rừng đầu nguồn cho phép dân quân tàu cộng dưới dạng thợ làm rừng trấn đóng cáccao điểm trọng yếu trên biên giới phía Bắc.
3/ Các khế ước cho nhà thầu chệt thi công các công trình trọng điểm suốt vùng duyên hải từ Móng Cáy tới mủi Cà Mau.
4/ Cho phép tàu khựa lập các khu phố chệt chinatown khắp nơi trên cả nước, tiêu biểu “ hoành tráng “ như Đông đô Đại phố Bình Dương.
5/ Làm ngơ cho chú chệt vào lấy vợ, làm ăn sinh sống tự do như trên đất nhà của nó! Tiêu biểu như thị xã Vũng Tàu, có 3 ngàn chú chệt lấy vợ Việt sinh sống thoải mái như công dân xã nghĩa hạng nhất bên tàu.
Các sự kiện kể trên cho thấy, tàu cộng đã lập thế khống chế nước việt cộng từ kinh tế, chánh trị đến an ninh, xã hội, chỉ còn chờ ngày chánh thức bàn giao lãnh thổ.
Các bước tiến hành cần thiết được thực hành lộ liểu hết mức như vầy:
Năm 2011, nhân khi có 11 cuộc biểu tình yêu nước chống tàu xâm lăng, trên truyền hình, phía sau xướng ngôn viên, trương là cờ tàu cộng với 6 sao lồ lộ.
Cuối năm 2012, nhân khi phó vương Tập Cận Bình tuần du An nam, bọn nô tài Ba Đình xua thiếu nhi VN phất cờ chệt cộng 6 sao tiếp đón chệt Tập.
Hồi tháng 5, 2014 nhân vụ giàn khoan chệt xâm phạm thềm lục địa VN, chệt khâm sai Dương Khiết Trì giá lâm, mắng mỏ bọn tôi tớ Ba Đình: “ Các đứa con đi hoang hãy mau quay trở về nhà!”
Tệ mạt, mất thể thống hơn hết là vừa rồi, tên nhí Hồ Xuân Hoa, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông đi thanh sát An nam đô hộ phủ, nghênh ngang ra lệnh cho cái gọi là bộ ngoại giao việt cộng, tên thứ trưởng Hồ Xuân Sơn phải ký văn thư gởi cho các bộ và tỉnh thành vc yêu cầu thi hành 16 công tác do tỉnh Quảng Đông chệt giao phó!
Hiện tại, Nước Việt chánh thức chưa mất, nhưng trên thực tế nằm trong tay tàu khựa thao túng.
Nếu không kịp thời đánh đuổi việt gian cộng sản Lê Chiêu thống, giành lại quyền Tự quyết cho Dân tộc và Chủ quyền cho Quốc gia, chờ khi tàu cộng trưng mật ước Thành Đô ra, đòi việt cộng bàn giao lãnh thổ thì mọi sự đều hủ hỉ!
                                              Nguyễn Nhơn

Không có nhận xét nào: