Pages

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Phỏng vấn tiến sĩ Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris

Tiến sĩ Heiner Bielefeld, báo Cáo Viên LHQ gặp HT Thích Quảng Độ hôm 27.5.2014

Tiến sĩ Heiner Bielefeld, báo Cáo Viên LHQ gặp HT Thích Quảng Độ hôm 27.5.2014















Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo vừa kết thúc chuyến viếng thăm điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam, từ ngày 21 đến ngày 31.7.2014
Trong cuộc Họp báo trưa ngày 31.7 tại Hà Nội, ông xác nhận “những vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam” và ông đã bị “ngăn cấm gặp gỡ một số người cần gặp trong chuyến đi”.
Liền sau cuộc họp báo của ông, từ Paris chúng tôi đã kết nối đường dây phỏng vấn ông khi ông đang ngồi trên xe ra phi trường rời Việt Nam về lại Âu châu. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn :

Ỷ Lan : Xin chào Tiến sĩ Heiner Bielefeld. Xin ông vui lòng cho biết cảm tưởng sau khi kết thúc chuyến điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam ?
Heiner Bielefeldt : Cảm tưởng thường rất phức tạp và lắm khi xung đột. Cho tôi rút ngắn rằng, cần phải biết đời sống tôn giáo đã phát triển tại Việt Nam như thế nào. Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó. Vì vậy, dù không gian cho sự thực hành này được mở rộng, nhưng nhìn từ viễn cảnh đặc thù nhân quyền và tự do tôn giáo, thì mọi sự tuỳ vào thiện chí của chính quyền. Chính quyền thi hành nhiều sự kiểm soát, nên tính hình tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều vấn nạn.
Trong bản tuyên bố báo chí của tôi phổ biến tại cuộc Họp báo hôm nay, tôi nhận dạng những vi phạm trầm trọng trên đất nước này, đồng thời tôi cũng nhận biết một số thiện chí của chính quyền nhằm điều chỉnh tình hình, ví dụ như nắm lấy cơ hội cho việc sửa đổi pháp luật sắp tới để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng.
Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Cuộc thăm viếng không phải lúc nào cũng trôi chảy. Đã có những sự cố khi những người muốn gặp tôi, bị sách nhiễu, hăm doạ, và ngăn cấm đến cuộc hẹn. Một vài cuộc gặp gỡ riêng tư bị theo dõi — chúng tôi nhận chân nhiều dấu hiệu theo dõi này. Kết quả là, cuộc thăm viếng phải bỏ dở. Do đó chúng tôi không thực hiện được nhiều phần quan trọng trong chương trình. Chúng tôi đã không thể giúp được họ vì muốn bảo vệ nguồn tin và đối tác của chúng tôi. Tôi đã nêu việc này với chính quyền Việt Nam, đồng thời phản ảnh qua bản tuyên bố báo chí của tôi.
Ỷ Lan : Ông có thể cho biết nhóm tôn giáo nào bị ngăn cản gặp ông ?
Heiner Bielefeldt : Một số rộng rãi các cộng đồng tôn giáo, các nhà hoạt động Xả hội dân sự — không riêng cho một nhóm tôn giáo nào, là điều xấu tệ hơn. Tôi không thể nói ai tạo ra các áp lực ấy, là điều tôi không thể nào biết được. Nhưng sự phá rối này rất trầm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ chuyến viếng thăm của tôi.
Tiến sĩ Heiner Bielefeld
Tiến sĩ Heiner Bielefeld
Ỷ Lan : Thưa ông, cuộc gặp gỡ song suốt của ông phải chăng là cuộc gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon ? Xin ông cho biết đôi chút về cuộc gặp này ?
Heiner Bielefeldt : Vâng. Một trong những khía cạnh quan trọng trong chuyến đi của tôi là tìm hiểu tình hình các cộng đồng tôn giáo ngoài luồng của Nhà nước, kể cả các cộng đồng tôn giáo không được nhà nước công nhận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là một ví dụ của một cộng đồng tôn giáo bị đẩy ra ngoài lề xã hội một cách có chủ tâm. Họ đã bị phi pháp hoá, bị đối diện với những sách nhiễu, hăm doạ trầm trọng, kể cả hình thức quản chế và cầm tù. Trong cuộc gặp ngài Thích Quảng Độ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi, qua đó ngài trình bày rõ ràng hiện tình của ngài và Giáo hội ngài.
Đã có những sự cố khi những người muốn gặp tôi, bị sách nhiễu, hăm doạ, và ngăn cấm đến cuộc hẹn. Một vài cuộc gặp gỡ riêng tư bị theo dõi — chúng tôi nhận chân nhiều dấu hiệu theo dõi này. Kết quả là, cuộc thăm viếng phải bỏ dở
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Ỷ Lan : Nói chung, ông thấy những chướng ngại nào cho tự do tôn giáo tại Việt Nam ?
Heiner Bielefeldt : Như tôi đã nói qua cuộc Họp báo, hệ thống pháp lý rất hạn định. Bản Hiến pháp mới năm 2013 bảo đảm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng những hạn định lại bao trùm khắp nơi, cho phép nhà cầm quyền có nhiều uy quyền xâm phạm. Pháp lệnh về tôn giáo năm 2005 bắt buộc các tôn giáo phải đăng ký hoạt động và đệ trình chính phủ kế hoạch thường niên về mọi hoạt động. Bộ Luật Hình sự với những điều luật mơ hồ về “lợi dụng tự do dân chủ” được sử dụng rộng rãi để hạn chế tự do, kể cả tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tôi cũng chú ý tới não trạng thích viện dẫn những quyền lợi chính thống cho số đông, và thải hồi những đời hỏi của các nhóm tôn giáo “không được thừa nhận” bị coi như quyền lợi tư kỷ. Mọi cầu viện pháp lý không được vận hành. Chúng tôi gặp một số thành viên tư pháp, họ chẳng hề biết một trường hợp nào bị vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được đưa ra trước toà án. Như thế là đã có cấu trúc, thiết chế, và loại tâm thần gắn kết với các vấn nạn — thật là một gói vấn đề ! Nhưng đồng thời, tôi luôn nhìn tới những điểm tích cực và nhìn xem các ý chí của chính quyền trong việc thay đổi nền pháp lý sắp tới cùng các cơ hội cho cuộc thảo luận thực thi tương lai.
Hãy thực sự nắm bắt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy tuyên cao quyền ấy cho chính bạn, tôn trọng nó, và hãy biết rằng quyền này là quyền của mọi người, mà chẳng cần có sự chẩn thuận của chính quyền
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Ỷ Lan : Ông có nghĩ rằng cuộc viếng thăm vừa qua sẽ đóng góp cho sự thực thi tôn trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam không ?
Heiner Bielefeldt : Tôi luôn luôn hy vọng như thế. Chúng ta phải luôn luôn mang trong đầu ý nghĩ, rằng mọi cuộc thay đổi quan trọng phải đến từ lòng xã hội. Là Báo cáo viên đặc biệt và đại diện LHQ về nhân quyền quốc tế, tôi luôn có thể phụ giúp cách làm thế nào cấu tạo những không gian mới cho tự do tôn giáo, làm thế nào cho chính quyền chấp nhận đối thoại, vân vân. Đây là hoạt động thăng tiến, nhưng trong sâu thẳm, mọi cuộc đổi thay phải đến từ lòng xã hội. Điều này chưa có tại Việt Nam. Tôi luôn hy vọng điều ấy xẩy ra. Tại Việt Nam, tôi gặp một số người thực sự muốn thấy sự thay đổi, khiến tôi càng thêm hy vọng.
Ỷ Lan : Xin ông Báo cáo viên LHQ một câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát thanh về Việt Nam, và có thể một số người không được gặp ông cũng sẽ được nghe. Nếu có thông điệp gì nhắn gửi nhân dân Việt Nam, ông sẽ phát biểu như thế nào ?
Heiner Bielefeldt : Ô, ô… đây quả là một câu tra vấn ! Tôi không phải là hạng người thích “khẩu hiệu”. Nhưng nếu là thông điệp thì sẽ phải là : Hãy thực sự nắm bắt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy tuyên cao quyền ấy cho chính bạn, tôn trọng nó, và hãy biết rằng quyền này là quyền của mọi người, mà chẳng cần có sự chẩn thuận của chính quyền. Nhân phẩm đã có địa vị. Là điều mà ai cũng dễ hiểu. Nếu họ nhận chân họ được phú cho các quyền ấy, mà chẳng cần sự chuẩn thuẩn của chính phủ hay nhà cầm quyền, thì trong tinh thần ấy, mọi cuộc thay đổi sẽ hoàn thành.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Tiến sĩ Heiner Bielefeldt cho cuộc phỏng vấn mà ông phải nhọc nhằn hồi đáp trên chuyến xe ra phi trường rời Việt Nam sau 11 ngày thăm viếng.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris

Không có nhận xét nào: