Pages

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Bộ Thông tin Truyền thông: Xuyên tạc lãnh đạo ngang hàng với... thảm họa hạt nhân *


Báo mạng - kênh thông tin quan trọng định hướng thông tin. Ảnh: Trà Vân
Ngang hàng với thảm họa hạt nhân
Việt Nam cũng như trên thế giới, Internet và các trang mạng xã hội phát triển rất mạnh. Do đặc thù của nó, nên thế lực thù địch lợi dụng để tấn công vào nước ta và một số nước bằng các biện pháp và bằng nhiều hình thức chiêu bài khác nhau. Ở đây, hình thức của họ là các trang mạng từ bên ngoài tấn công vào. Đó là, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, nói xấu Nhà nước, nói xấu cán bộ lãnh đạo các cấp, chia rẽ giữa Đảng với dân. Đây là hình thức xuyên tạc, bịa đặt rất nguy hại. Và, chúng ta có thể gọi chung là tội phạm không gian ảo, nhóm tội phạm này có thể xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Ở Anh, người ta xếp tội phạm này ngang hàng với tấn công khủng bố, tấn công bằng vũ khí hóa học và thậm chí là, với thảm họa hạt nhân.
Ví dụ trước đây khi GerBen, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Đức Quốc xã đưa ra một chiêu bài là, một điều lừa dỗi bịa đặt khó tin nhất, nhưng nếu được nhắc đi, nhắc lại hàng trăm ngàn lần thì sẽ làm cho người ta tin.
Hay như Hitletrong cuốn “Cuộc chiến của tôi”, đã đưa ra một luận thuyết của tuyên truyền đó là, một điều bịa đặt khó tin bằng phương pháp tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng. Chúng ta sẽ làm cho quần chúng thấy rằng, thiên đường là địa ngục. Và, địa ngục là thiên đường. Chính từ đó, Hitle đã đưa ra phương pháp tuyên truyền là, nói dối vụ lớn. Nghĩa là, thường người ta chỉ nói dối những vụ nhỏ, nhưng Hitle cho rằng, đối với công chúng khi tiếp cận vụ nhỏ có thể người ta không tin. Nhưng, khi tiếp cận vụ lớn thì người ta lại tin. Bởi, người ta nghĩ rằng, không ai có thể trơ tráo để mà nói dối một vụ lớn như vậy, do vậy vụ nói dối càng lớn thì người ta càng tin. Trong quá khứ, Hitle đã sử dụng chiêu bài này.
Hiện, hàng trăm trang mạng có máy chủ đặt ở nước ngoài cũng đều sử dụng chiêu bài này tấn công vào Việt Nam, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta, nhằm gây mâu thuẫn giữa Đảng với dân, cán bộ với nhau, giữa nhân dân có tôn giáo và nhân dân không tôn giáo. Đây là chiêu bài rất thâm hiểm hiện nay.
Cần cơ chế cung cấp thông tin
Một thể chế nào cũng vậy, muốn vững mạnh phải có sự ủng hộ của người dân. Nhưng, trái tim và khối óc của họ phải đứng lên ủng hộ của thế chế đó. Còn, nếu mà lực lượng phản động tung tin, dùng các biện pháp tuyên truyền nó chiếm lấy trái tim, khối óc của hàng triệu người dân, lúc ấy là chúng ta thua cuộc. Chúng ta đang đối mặt với cuộc chiến tranh về thông tin. Có 2 đặc điểm quan trọng, thứ nhất là, thông tin và truyền thông kết với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu trước đây thông tin lan truyền chậm, hạn chế thì bây giờ, chỉ cần lên facebook, chỉ cấn cú nhấp chuột, hoặc điện thoại di động sẽ nhân hàng triệu bản ngay. Và, thông tin truyền thông, lan truyền tức thì, các đặc điểm này chúng ta phải nhận biết để chống đối lại. Các thế lực phản động đang tìm cách chống phá chúng ta, khiến hệ thống của chúng ta suy yếu mà mất sự ủng hộ của nhân dân.
“Thông tin xấu, đây là vấn đề hết sức nguy hiểm. Những loại thông tin đó, là vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, giảm niềm tin của người dân đối với Đảng. Nhà nước, kích động hận thù, chia rẽ nội bộ, tạo sự ngờ vực trong xã hội. Đặc điểm tội phạm không gian ảo này là đối tượng phạm tội giấu mặt. Chúng ta đấu tranh với nó hết sức khó. Bởi, đối với pháp luật Việt Nam thì nó là vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng đối với pháp luật một số nước trên thế giới thì nó lại có cách khác. Những trang máy chủ đặt ở nước ngoài rất khó xử lý. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác và không tiếp tay cho bọn tội phạm công nghệ thông tin”, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói.
“Chẳng hạn như, cách đây gần 1 năm trên mạng xã hội có đưa lên một tòa lâu đài của một quan chức ở Ả Rập, mà mạng xấu lại đưa lên đó là một biệt thự của một lãnh đạo cấp cao của Đảng. Đây là sự bịa đặt, nhưng chúng ta lại im lặng. Không có đâu phủ đầu, chúng ta phải học cách để phản công lại thông tin như vậy. Phải có lực lượng, phải có tổ chức, chúng ta có thể nói rất rõ, là biệt thự này của ai? ở nước nào? Nếu chúng ta xử lý một cách rõ ràng, mạch lạc thì người dân người ta tin ngay. Ai đưa thông tin trước là người có ưu thế. Bởi, sau đó, thông tin phản bác người ta sẽ nghi ngờ. Chính vì vậy chúng ta phải có lực lượng để xử lý những thông tin như thế này để đưa lại những thông tin thuyết phục hơn”, TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Thứ  trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, để ngăn chặn các thông tin xấu trên mạng, báo chí truyền thông là công cụ sắc bén để tấn công lại các thông tin xấu, xuyên tạc. Nếu chúng ta không chủ động cung cấp thông tin, vô hình chung, chúng ta đã tạo một khoảng trống cho những thông tin xấu, thông tin độc hại có đất sống. Vì vậy, báo chí phải cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, trung thực, thường xuyên góp phần ngăn chặn được những thông tin độc hại. Thực tế, những kẻ xuyên tạc thường đưa những thông tin trước, mà thông tin chính thống phải đi sau để xử lý thông tin, chứ không phải thông tin chúng ta đưa ra trước. Bởi, chúng ta không biết họ sẽ đưa ra thông tin gì để chúng ta đấu tranh. Chính vì vậy, khi có thông tin xấu, chúng ta phải kịp thời làm rõ vấn đề. Vai trò của những người làm báo, nhất là báo mạng phải có vai trò hết sức to lớn trong việc xử lý các thông tin độc hại để giúp định hướng thông tin”.
Về cơ chế, gần đây nhiều cơ quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông…
Sắp tới, Luật Tiếp cận thông tin sẽ được Quốc hội ban hành. Đối với thông tin ở cấp nào, thì người nào có quyền cung cấp thông tin đó. Cái đó phải tương đối mạch lạc. Nếu chúng ta cứ chờ, chờ lên mãi, là sẽ chậm. Còn nếu, một hệ thống tất cả đều ngồi chờ một ai đó, thì hệ thống đó sẽ không thể vận hành. Nếu không chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến thông tin này.
Trà Vân
-------------------------------
* TỰA ĐỀ DO VNTB ĐẶT

Không có nhận xét nào: