Pages

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Mùa Đông ở châu Âu không ủng hộ Tổng thống Nga Putin

(GDVN) - EU chưa dừng lại ở đó, tổ chức liên minh lớn nhất lục địa già đã sử dụng biện pháp tài chính nhằm tiếp tục tạo áp lực với Nga.

Một tờ báo chuyên về lĩnh vực kinh doanh tại Mỹ mới đây đã dẫn nhận định của tờ The Economist cho biết Nga đang đánh mất dần khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường khí đốt ở châu Âu và dầu khí không phải là vấn đề duy nhất mà chính quyền do Tổng thống Nga Vladimir Putin điều hành đang gặp phải.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo các chuyên gia chính trị, trong quá khứ, có hai nhân tố tồn tại giúp Nga có thể giữ vững vị thế cường quốc khí đốt, có thể dễ dàng chi phối, kiểm soát thị trường năng lượng tại khu vực châu Âu đó là: các chính sách được châu Âu ban hành, thực thi và mùa Đông lạnh giá.


Tuy nhiên, hiện nay, theo các nhà phân tích, hai yếu tố này đã thay đổi cộng với việc Nga bắt đầu thực hiện chủ trương tìm đối tác, thị trường phi châu Âu.


Đối với với những người không ủng hộ hành động, thái độ của Nga thì thời gian vừa qua "châu Âu có lẽ đang tiến hành những bước đi được cho là dũng cảm", trong khi đó, đối với một số người "châu Âu có thể đang liều lĩnh", tự tìm cách "sinh tồn".


Trở lại thời điểm năm 2009, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Chương trình năng lượng thứ 3/Third Energy Package trong đó nhấn mạnh rằng Nga không thể vừa là chủ sở hữu vừa là người kiểm soát các tuyến đường vận chuyển khí đốt trên lãnh thổ châu Âu.


Để đáp trả lại động thái này của EU, khi đó, Nga đã khởi kiện EU trong khuôn khổ luật WTO vào tháng 4/2014 sau khi Nga tiếp tục phải hứng chịu các đòn trừng phạt do phương Tây áp đặt.


EU chưa dừng lại ở đó, tổ chức liên minh lớn nhất lục địa già đã sử dụng biện pháp tài chính nhằm tiếp tục tạo áp lực với Nga. 


EU cũng đã tính toán rằng nếu Nga tìm cách trả đũa bằng các cắt đứt nguồn cung năng lượng cho các nước thành viên EU thì với các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp vấn có cách để nhập khẩu năng lượng từ các nguồn khác ngoài Nga – tờ Economist cho hay.



Hệ thống đường dẫn khí đốt của Nga tại châu Âu
Tờ Economist bình luận rằng, động thái này của EU là một trong những bước đi có tính toán kỹ lưỡng bởi trong quá khứ Nga thực tế đã nhiều lần trừng phạt các quốc gia ở châu Âu bằng cách cắt đứt nguồn cung khí đốt.

Cụ thể, năm 2014, Ucraine đã bị Nga trừng phạt bằng biện pháp này trong 6 tháng liên tiếp. Trong các năm 2006, 2009 đến lượt Latvia và Lithuania bị Moscow trừng phạt đề trả đũa việc một số cộng đồng thiểu số của Nga bị phân biệt đối xử cũng như chính quyền các nước này ưu tiên dành các hợp đồng xây dựng cho các công ty không phải của Nga.


Báo The Economist cũng đã chỉ ra một số thay đổi đang được EU áp dụng trong ván bài đối đầu với Nga như: Lithuania bắt đầu nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tự nhiên từ Na Uy còn Ucraine cũng đang nhập khẩu loại năng lượng tương tự nhiều hơn từ phương Tây.


EU cũng tìm cách can thiệp vào một thỏa thuận giải quyết nợ và thương thảo giá giữa Nga và Ucraine để duy trì việc cung cấp khí đốt của Nga cho Ucraine ít nhất là từ nay đến hết quý 1 năm 2015.


The Economist cho rằng để đảm bảo an toàn, không vướng phải rủi ro tài chính cũng như thiếu hụt tiền đầu tư tháng 12/2014 chính quyền của ông Putin đã buộc phải hủy bỏ việc xây dựng dự án đường dẫn khí đốt mang tên Dòng chảy Phương Nam vốn được thiết kế để cung ứng năng lượng cho Eu thông qua lãnh thổ Ucraine.

Kiểm soát khí đốt của Nga trong quá khứ


Trở lại thời điểm cuối tháng 11 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin lạnh lùng tuyên bố rằng “mùa Đông đang đến” đồng thời đưa ra nhận định “chắc chắn thị trường sẽ quay trở lại thế cân bằng trong khoảng thời gian nửa đầu quý 1 hoặc cùng lắm là giữa năm 2015”.


Truyền thông phương Tây dựa vào nhận định của ông Putin, suy đoán rằng “có lẽ với nền kinh tế của Nga, mùa Đông là một tin tốt để phục hồi vì EU sẽ phải nhập khẩu nhiều dầu và khí đốt hơn để sử dụng”.


Tháng 8/2014, David Kotok - Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư Cumberland Advisors tại New York (Mỹ) cũng từng đưa ra bình luận rằng: “Sức mạnh của thời tiết giá lạnh cho phép nước Nga trở thành nhà cung cấp năng lượng chủ chốt cho châu Âu, cho phép Moscow áp dụng nguyên tắc đòn bẩy – đó chính là nâng giá bán, hạn chế khối lượng hoặc kết hợp cả hai hay đơn giản chỉ là đàm phán. Tất cả những động thái này đề có thể trực tiếp hoặc gián tiến ảnh hưởng đến việc tăng thêm chi phí”.


Thực tế Nga đã từng là nhà cung cấp bán đến 1/3 nhu cầu khí đốt cho các quốc gia châu Âu bởi người dân ở các quốc gia này phải sử dụng khí đốt để sưởi ấm trong nhà cũng như phục vụ các ngành công nghiệp. Chính vì vai trò của Nga quá lớn tại thị trường EU nên Moscow có quyền đưa ra các mức giá cao hơn.


Tuy nhiên, không phải cái gì cũng đúng như dự tính, mùa Đông năm nay ở châu Âu ấm hơn bình thường. The Econimist đưa ta bình luận rằng “ngay cả khi Nga quyết tâm gián đoạn nguồn cung thì ảnh hưởng của nó đối với EU cũng chỉ ở mức độ khiêm tốn”.



Bỏ Eu là “Kế hoạch chơi” mới của Nga trong tương lai

Hệ thống đường dẫn khí đốt của Nga với đối tác Trung Quốc
Gần đây, với nhiều lý do, sức ép Nga đã công khai quan hệ cung ứng năng lượng với các đối tác ngoài khu vực thị trường châu Âu, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và quốc gia ở Nam Á là Ấn Độ.

Tháng 5/2014, Tập đoàn Gazprom của Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) của TQ đã cùng nhau thống nhất, ký kết một thỏa thuận lịch sử, kéo dài đến 30 năm nhằm cung ứng năng lượng (loại bán cho EU) cho TQ.


Tiếp đó, cuối năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành gặp gỡ tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để ký kết nhiều thỏa thuận năng lượng tương đối lớn. 


Moscow cũng tuyên bố mời Ấn Độ tham gia vào các dự án của mình tại khu vực Bắc cực./Binh Nguyên

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thằg cu Putin này đầu óc hạn hẹp ,độc tài ,ty tiện kg thể nào làm việc lớn được so với con Thủ tướg Đức thua xa ,Putin xin chân rửa lồn chưa chắc thủ tướg Đức bằg lòng .Dù mày có bom gì đi nữa ( liên xô trước cũng có vậy ) mày cũng bó tay thôi Vì vướng bệnh Hoang tưởng nặng nề. Cũng phải cám ơn mày vì sứ ngu gia truyển nên Châu âu và thế giới có mùa đông ấm áp Còn mày sục cặc mà tìm mưu kế đi kg nhân dânNga treo cổ mày đấy .