Pages

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Học tập đạo đức theo gương Hồ Chí Minh như thế để làm gì?

Kỳ Duyên: Đây là bài viết của bạn DC trên FB. Đoc thấy hợp lý, vì ý kiến phản biện của DC thẳng thắn, có trách nhiệm XH. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Chủ blog xin được biên tập một số từ ngữ cho phù hợp văn phong và tinh thần của Blog Kim Dung.


Đã thấy tấm ảnh của Ngọc Thắng đăng ở báo Tiền Phong từ hôm mồng Hai Tết. Nhìn, suy ngẫm , muốn xóa cái ảnh này luôn và quên hẳn luôn. Thế nhưng tấm ảnh cứ đeo đẳng, ám ảnh suốt cả mấy ngày Tết. Tuy tờ báo đã rút tấm ảnh. Thế nhưng nó cứ hiện lên mồn một trong tâm trí của người lỡ đọc tin.

Mới mấy ngày trước đó thôi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thắp hương cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trọng có nhắc nhở và căn dặn các chiến sĩ, cán bộ, đảng viên hãy noi gương đạo đức của vị chủ tịch đầu tiên. Ông nhắc lại lời dạy của cụ Hồ Chí Minh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và hãy là luôn nghĩ mình là người công bộc của nhân dân.

Trong ngày kỉ niệm 85 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Ông Tổng bí thư cũng nhắc đến sự hi sinh mất mát của 160 ngàn đảng viên trải qua 02 cuộc kháng chiến. Với cái giá đấy đất nước và đảng mới có vị thế như ngày nay. Ông cũng mong muốn tất cả các đảng viên sống trong sạch, liêm khiết, chống tệ nạn tham nhũng và xứng đáng với vinh quang của quá khứ..

Nhưng tấm ảnh chụp cảnh ông bí thư đoàn Nguyễn Đắc Vinh đến chúc tết đầu năm nhà ông Nông Đức Mạnh nói lên rất nhiều điều kỳ lạ. Không rõ ông Mạnh răn dạy thế hệ kế cận như thế nào? Nhưng nếu răn dạy mà nhìn cái cảnh vương giả ở phòng khách chắc chắn ai cũng choáng váng, khó tĩnh tâm mà lĩnh hội được ý ông cựu Tổng bí thư nói cái gì.

Người ta vẫn biết các nguyên thủ quốc gia hay cựu quan chức cao cấp thường có đời sống cao, ổn định sau khi nghỉ hưu. Việc đó rất bình thường, ai cũng hiểu và thông cảm. Cả một đời làm việc, phấn đấu và cống hiến thì nếu có hơn người dân, hoặc hơn cán bộ cũng chẳng cần phải đàm tiếu gì.

Nhưng bởi vì các bậc đại nhân này khi tại chức, tại quyền thường đi giảng đạo đức. Khuyên cán bộ nhân dân sống liêm khiết thanh bạch như Cụ Hồ vì thế người đời vẫn tưởng tượng, các vị này khi về hưu vẫn có cuộc sống an nhàn, thanh bạch như nhiều người khác. Nay nhìn tấm ảnh kia thì rất shock. Mới chỉ phòng khách thôi mà như một bậc Hoàng đế thời xưa. Vậy thì những lời chỉ dạy này nọ thì có nghĩa lý gì?

Có nhiều người cho rằng, không nên luận đàm nhiều về phong cách sống của các bậc nguyên thủ sau khi đã nghỉ hưu. Họ cũng là con người lao động. Sau khi hết ràng buộc nghĩa vụ với đời, họ trở về với cuộc sống cá nhân. Họ muốn làm gì là quyền cá nhân của họ, miễn là không vi phạm pháp luật , vì thế không nên soi mói hay đàm tiếu nhiều (!)

Cái lý xem ra cũng không sai. Ai cũng có quyền tự do như thế. Khi trở về đời thường họ là công dân. Nhưng ngoài những khía cạnh pháp luật còn có khía cạnh đạo đức nữa. Họ phải tôn trọng đạo đức xã hội, không nên gây hình ảnh phản cảm như phát ngôn ấn tượng hoặc có những hành vi thiếu văn minh. Điều này con người phải biết tự trọng để tự điều chỉnh hành vi, lối sống của mình.

Các cán bộ cao cấp nghỉ hưu có nhiều việc để làm theo thú vui của mình. Như ông Nguyễn Công Tạn thích chăn nuôi. Ông mở trang trại nuôi vịt trời và đeo đuổi việc làm của mình cho đến khi qua đời. Ông Nguyễn Minh Triết hàng ngày có thú vui đưa đón con cháu đi học. Ông Vũ Khoan, Vũ Mão hay ông Trương Đình Tuyển dùng kinh nghiệm kiến thức của mình đi nói chuyện, giảng bài khi thấy sức khỏe cho phép. Các ông được thế hệ sau đưa đón, đãi đằng. Không ai thắc mắc cả.

Nhưng cũng không nhất thiết phải lao vào làm kinh tế tới tấp như ông Trần Xuân Giá để rơi vào lao lý. Người ta cũng không khen ông Phan Diễn, lớn tuổi vẫn còn „ bì bõm lội ruộng“ cùng bà con nông dân. Lại càng chê ông Trần Văn Truyền chăm chỉ bốc đất làm ruộng cho đến nỗi „ thối cả móng tay“…

Mỗi vị tự mình phải biết làm gì cho phù hợp với sức khỏe của mình. Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và hưởng thụ cuộc đời còn lại của mình.

Có điều, nhìn tấm hình đồ dát vàng rực rỡ, lại còn hai cái ghế chạm trổ hình đầu rồng tượng trưng cho quyền lực uy nghi, cũng rực một màu vàng chói lọi. Nếu những đồ vật kia không thật, chỉ là sơn son thếp vàng giả mà người Hà Nội ngày xưa thường gọi là đồ „ Mỹ Ký“ thì dễ bị coi là trưởng giả học làm sang. Nhưng chủ nhân của nó lại là một nhân vật đặc biệt thì chắc chắn nó không thể đồ giả được. Vì thế thì tiền của đâu mà lắm thế khi mang cái tiếng „ một đời đằng đẵng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân“?

Câu hỏi nối tiếp câu hỏi mà rất khó lý giải.

Dù sao thì đó cũng là một tấm ảnh đầy phản cảm gây bực bội cho người xem.

 Dân Choa

(Blog Kỳ Duyên)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

RAU NÀU SÂU ĐẤY BẠN À .THẰNG HOA NAM TÌNH BÁO HỒ TẬP CHƯƠNG CÓ CÔNG GÌ VỚI DÂN VIỆT ĐÂU? NÊN CON NÓ GIỐNG NÓ Y ĐÚC TỪ HÀNH ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM ( CƯỚP CON DÂU VỀ LÀM VỢ "CON NÓ TỐ"LÀ BẤT NGHĨA BẤT NHÂN ,RƯỚC TÀU CỘNG VÀO TÂY NGUYÊN LÀ BÁN NƯỚC .TỔ CHỨC 1000 NĂM THĂNG LOG KIẾM TIỀN TỶ LÀ HÚT MÁU DÂN LÀNH .THAM QUYỀN CỐ VỊ ( NHỜ TÀU HỐ CẨM ĐÀO CHỨNG NHẬN CÒN KHỎE) ĐẾN NAY BUNG TÀI SẢN RA NHỜ TRUYỀN THÔG BẮN TIN CHO TÀU TẬP EM XIN LÀM THÁI THÚ VÌ CHA EM LÀ TÌNH BÁO HOA NAM CHỨ GÌ ? CHỈ CÓ EM LÀM TBT ĐẤT NƯỚC VIỆT NÀY SỚM VỀ TÀU CỘNG THÔI .ĐẠO ĐỨC CỦA THẰG GÌA NÔNG THẤT ĐỨC YẾU LÀ VẬY ĐÓ .TIÊN SƯ CHA BÈ LŨ CHÓ SĂN BÁN NƯỚC HẠI DÂN THAM NHŨNG.