Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Hong Kong: lại xuống đường biểu tình

Biểu tình dân chủ ở Hong Kong
Những người biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong tiếp tục yêu sách đòi 'bầu cử hoàn toàn tự do' ở thành phố này.
Hàng ngàn nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã trở lại các con phố của Hong Kong tham dự cuộc diễu hành lớn đầu tiên của họ kể từ khi các cuộc biểu tình đông đảo diễn ra hồi năm ngoái.

Thế nhưng số lượng người biểu tình hôm 01/2/2015, vốn được các nhà tổ nói đạt mức 13.000, trong khi cảnh sát cho rằng chỉ bằng một nửa con số đó, tỏ ra thấp xa so với các cuộc biểu tình trước đó.
Yêu sách chính của những người xuống đường lần này là một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ nhằm chọn ra nhà lãnh đạo của Hong Kong.
Một số lượng đông đảo cảnh sát đã hiện diện để ngăn chặn người biểu tình chiếm giữ những khu vực quan trọng của thành phố.
Nhưng những người biểu tình đã không lặp các vụ chiếm giữ đường phố như trước đây vốn đã làm chia cắt và tê liệt nhiều nơi ở Hong Kong trong suốt hơn hai tháng liền, năm ngoái.

'Rà soát ứng viên'

Năm ngoái, các cuộc biểu tình Chiếm đường phố đạt đỉnh cao với sự tham dự của hàng chục ngàn người từ tất cả các tầng lớp xã hội.
Sau đó, đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát, và cuối cùng các trại của người biểu tình đã bị tháo dỡ hồi tháng Mười Hai.
Một nhà tổ chức của cuộc tuần hành mới nhất, Daisy Chan, nói với tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (South China Morning Post) rằng mặc dù số người xuống đường thấp hơn mong đợi thì:
Biểu tình ở Hong Kong
Nhiều người phản đối chính quyền Hong Kong nói họ không chấp nhận 'ứng viên' lãnh đạo do Trung Quốc chọn.
"Nó chỉ càng cho thấy rằng người Hong Kong không còn hài lòng với những phương thức biểu tình, phản đối thông thường" và có nhiều người đã đề xuất "những cách thức mới nhằm gây áp lực với chính quyền".
Những người biểu tình đã được khoảng 2.000 nhân viên cảnh sát theo dõi, ngay sau khi họ bắt đầu diễu hành đi qua các khu phố mua bán hạng sang của thành phố cũng như các khu tài chính.
Trung Quốc đã hứa hẹn có bầu cử trực tiếp ở vùng lãnh thổ bán tự trị này vào năm 2017, thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc lại phán quyết rằng các các ứng cử viên phải được Bắc Kinh rà soát, chọn lựa.
Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, những người nắm giữ khoảng 40% số ghế trong Hội đồng Lập pháp của Hong Kong, đã mạnh mẽ phản đối động thái này.
Nhà cầm quyền đã lên tiếng hôm Chủ Nhật nói 'các cuộc biểu tình' nối lại cũng như trước đây là 'do các thế lực thù địch' nước ngoài 'giật dây', theo phóng viên của BBC từ Hong Kong.
Biểu tình ở Hong Kong
Nhà cầm quyền lên tiếng nói các cuộc biểu tình nối lại cũng như trước đây là do 'các thế lực thù địch nước ngoài' giật dây.

Không có nhận xét nào: