Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Việt Nam đang chiếm lấy vị trí vốn của Trung Quốc

“Chính quyền Hà Nội đang dần biến những rào cản trước đây trở thành những lợi ích đối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nhiều hơn nữa tổng vốn đầu tư trực tiếp, trong khi Trung Quốc đang bắt đầu rơi vào tình trạng ‘thất sủng’.”
Các hãng công nghệ lớn không còn xa lạ gì với Việt Nam nữa. Photo Courtesy: talkvietnam.com
 
Cali Today News - Nhờ vào chi phí thấp và sự ‘ưu đãi’ của chính phủ, Việt Nam đang dần chiếm lấy vị trí ‘điểm nóng’ của châu Á đối với các nhà đầu tư ngoại quốc trong lĩnh vực sản xuất. Trước đây vị trí này vốn thuộc về Trung Quốc. 
 
Trong khi nền kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại và chi phí lao động trở nên đắt đỏ hơn, thì Việt Nam đang trở thành địa điểm lý tưởng mới để các hãng lớn xây dựng cơ xưởng sản xuất. Điển hình như hai hãng xe hơi nổi tiếng Ford và Toyota Motor đã chọn hợp tác với Việt Nam thay vì Trung Quốc. Có người sẽ cho rằng Việt Nam đang chiếm lấy vị trí vốn từng thuộc về Trung Quốc là điều đáng mừng. Nhưng hãy xem thử tình trạng của Trung Quốc hiện nay, sau khi đã qua thời kỳ ‘sủng ái’ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Các quan chức Bắc Kinh đang lo lắng về tình trạng ô nhiễm và sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài của nền kinh tế nội địa. Trung Quốc đang thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước cũng như tiêu dùng nội địa để cứu vãn tình thế. Theo Ralf Matthaes, một chuyên viên cố vấn về đầu tư của hãng Infocus Consultants nhận định:
 
“Chính phủ Việt Nam dường như luôn trong trạng thái dang rộng vòng tay đối với tất cả các nhà đầu tư và rất háo hức để gia nhập nền kinh tế thị trường, vì vậy việc cấp giấy phép và điều hành tại quốc gia này đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với Trung Quốc.”
 
Hiện nay, số lượng đầu tư ngoại quốc về sản xuất các sản phẩm kỹ nghệ cao cũng không còn là hiếm nữa. Hãng Intel đã cho vận hành một nhà máy lắp ráp và thử nghiệm trị giá 1 tỷ Mỹ kim ở Sài Gòn kể từ năm 2010. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam là Samsung Electronics cũng đã đầu tư 11 tỷ Mỹ Kim để thiết lập một hệ thống nhà xưởng ở quốc gia này. Không chỉ có vậy, nhà thầu Hon Hai Precision, một hãng chuyên sản xuất các bộ phận của điện thoại thông minh cho hãng Apple cũng được đặt tại Việt Nam.
 
Chính phủ Trung Quốc cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm xuống còn 7.4% trong năm 2014, mức thấp nhất trong vòng 24 năm qua. Nguyên nhân một phần là do sự gia tăng khiêm tốn trong sản xuất kỹ nghệ chỉ đạt 8.3% so với 9.7% của năm trước đó. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7.1% trong năm nay. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn còn bỏ xa Việt Nam về tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nền kinh tế 10.4 nghìn tỷ Mỹ Kim của Trung Quốc, so với 170 tỷ Mỹ Kim của Việt Nam, đã kéo về 119.6 tỷ Mỹ Kim vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm ngoái. Nhưng con số này vẫn còn ít hơn của năm 2013 2%.
 
Các quan chức Bắc Kinh đang soạn thảo một luật mới về đầu tư nước ngoài để các dự án nước ngoài được đối xử bình đẳng hơn cùng với các dự án trong nước. Cơ quan truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các nhà lập pháp Bắc Kinh có thể sẽ xem xét cụ thể từng dự án một để loại bỏ bớt những rào cản không cần thiết đối với từng trường hợp. Tuy nhiên, việc chi phí nhân công tăng và giá đất tăng trong năm năm qua đã khiến các nhà đầu tư ngoại quốc bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm và có ý định cắt giảm chi phí ở Trung Quốc.
 
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 60% so với năm trước, với khoảng 8 tỷ Mỹ Kim chỉ trong vòng ba tháng. Đó là bởi vì chi phí nhân công tại Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức thấp hơn Trung Quốc đến 20 – 23%. Kể từ năm 2011, sau hơn một nửa thập niên gặp phải những vấn đề về kinh tế, Hà Nội cuối cùng đã kìm chế được tình trạng lạm phát và mất giá của tiền tệ. Chính quyền Hà Nội cũng đã thực hiện được lời hứa của họ đối với các nhà đầu tư ngoại quốc rằng mọi chuyện sẽ được dàn xếp ổn định sau khi xảy ra các cuộc bạo loạn tẩy chay Trung Quốc hồi năm ngoái. Mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam đều được xem là những kẻ thù không đội trời chung, nhưng họ vẫn tìm cách để nối lại quan hệ kinh tế, vốn là một ưu tiên hàng đầu của Hà Nội. 
 
Hơn nữa, các thủ tục cấp giấy phép của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với của Trung Quốc, đó cũng là một nguyên nhân để các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Theo công ty nghiên cứu thị trường Daxue Consulting, để xây dựng một nhà máy ở Việt Nam chỉ mất trung bình khoảng 114 ngày, trong khi ở Trung Quốc sẽ mất đến 244 ngày. Và chi phí cho một container hàng xuất cảng ra khỏi nước tại Trung Quốc cũng cao hơn ở Việt Nam 200 Mỹ Kim. Theo Matthaes:
 
“Chính quyền Hà Nội đang dần biến những rào cản trước đây trở thành những lợi ích đối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nhiều hơn nữa tổng vốn đầu tư trực tiếp, trong khi Trung Quốc đang bắt đầu rơi vào tình trạng ‘thất sủng’.”
 
Linh Lan (Theo The Street.com)

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nợ đìa, dân chúng thất nghiệp, sinh viên ra trường kg có côg ăn việc làm ,bị tàu cộng xí gạt lõ cặc hoài nên Sáng con mắt mù ra chứ gì.Đả đảo ĐCSVN BÁN NƯỚC HẠI DÂN THAM NHŨNG THỐI NÁT

Nguyễn Hoài Nam nói...

Vn là một nước cộng sản đó, vậy mấy người sống trời tây hãy phân tích, kêu gọi họ là Vn xấu xa đừng có đầu tư đi...Thật tiếc, vì Vn đã hội nhập, đang phát triển, thu nhập tăng lên, hạ tầng đang hoàn thiện và dần có những gì thuộc về hiện đại như hệ thống cầu, đường cao tốc, đô thị sầm uất...dù thừa nhận còn nhiều việc phải làm.

Nặc danh nói...

A ha ! lại có người ngây thơ đến nỗi không nhận ra bọn bán nước, chúng gom góp hàng tỷ đô la gửi ở nước ngoài, chúng mua những bất động sản... thử hỏi anh bạn Nguyễn Hoài Nam tiền ở đâu chúng có vậy ? Hay là gia đình Nam dư dả xài không hết cho chúng mượn đỡ ít tiền xài chơi... Đúng là đồ có óc Lợn...